Thanh Hóa:
Nỗi niềm của dân vạn chài Thiệu Vũ
Được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền sở tại, 35 hộ dân vạn chài ở xã Thiệu Vũ (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã lên bờ định cư tại xóm Mới của xã. Thế nhưng 3 năm qua, cuộc sống của các hộ dân này vẫn còn nhiều khó khăn bởi nghề nghiệp chưa ổn định...
Đã lên bờ định cư nhưng một số hộ vẫn phải quay lại nghề chài lưới. Ảnh: Hoàng Văn
Có nhà, thiếu nghềXã Thiệu Vũ có 153 hộ với 620 khẩu, trong đó có nhiều hộ dân sinh sống bằng nghề chài lưới trên sông Chu, sông Cầu Chày... Năm 2008, thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xã Thiệu Vũ cùng với Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Tỉnh và UBND huyện Thiệu Hóa đã xây 35 ngôi nhà để 35 hộ dân vạn chài của xã lên sinh sống. Có nhà kiên cố trú mưa nắng, ai ai cũng vui mừng, tin vào một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp. Tuy nhiên khi lên bờ cũng là lúc 35 hộ dân phải đối mặt với cuộc mưu sinh hằng ngày, trong khi đó họ chưa quen với tập quán làm ăn trên cạn.Là một trong những hộ được cấp nhà định cư, ông Nguyễn Văn Nhan (54 tuổi) cho biết, sau khi lên bờ ông lại quay về với sông Chu để kiếm con tôm, con cá, chở người dân qua sông để có thu nhập cho gia đình. Ông Nhan tâm sự: "Được các cấp chính quyền cấp nhà nhưng chúng tôi chưa có đất đai canh tác, không nghề nghiệp trong tay nên người già, trẻ nhỏ lại phải kiếm sống bằng nghề chài lưới, còn thanh niên trai tráng thì đi làm ăn xa. Mấy cháu lớn nhà tôi đã theo nhóm bạn vào Nam đi làm, còn cháu út đang học lớp 7... Cuộc sống vất vả lắm, tiền ăn, tiền đóng góp chẳng biết lấy ở đâu, tôi lại phải ra ngoài sông kiếm con cá, chở chuyến đò kiếm ngày vài chục nghìn lo cuộc sống...".Vào tới xóm Mới, trong 4 dãy nhà của 35 hộ thì có đến hơn chục ngôi nhà đóng cửa im ỉm, trở thành nơi phơi rơm hay cho cỏ dại mọc. Anh Nguyễn Văn Tuấn (một trong 35 hộ dân vạn chài) cho biết, sau khi nhận nhà anh cùng vợ vào Nam làm thuê, tích góp được ít vốn nên quay về xây công trình phụ. "Vợ chông tôi vào nam làm được gần 3 năm nay, tích góp được ít vốn đang xây bể nước, xây song là hết sạch vốn, giờ không biết lấy gì cho hai con ăn học nữa. Đất canh tác không có, nghề nghiệp cũng không, vợ chông tôi tính xây song lại đóng cửa, gửi con rồi đi làm tiếp" - Anh Tuấn bộc bạch.
Sau 4 năm vào Nam, anh Nguyễn Văn Tuấn về quê xây công trình phụ, xây xong có thể anh lại đi...
Người dân vẫn khó khănLên bờ sinh sống nhưng không có nghề nghiệp, đất canh tác nên nhiều hộ phải đi thuê đất, năm nào được mùa thì còn "tàm tạm", gặp năm mất mùa thì "đói dài".Gia đình chị Nguyễn Thị Hợp thuê được 2 sào ruộng với giá 140kg lúa/sào/năm. Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên gia đình chị khá khó khăn. Chị Hợp cho biết: "Nhà tôi thuê ruộng với giá cao nhưng năm nay mất mùa nên trả sản cho họ rồi cũng chẳng còn là bao, nghĩ mà cực quá".
Con đường dẫn vào xóm Mới.
Tuy nhiên, thông tin từ phía UBND xã Thiệu Vũ cho biết, mỗi năm 35 hộ dân trên vẫn được cấp gạo vào dịp tết nguyên đán hay vào lúc giáp hạt với số lương 15kg/khẩu. Bên cạnh đó xã đã mở 3 lớp dạy nghề mây, thêu ren cho các hộ nhằm mục đích tạo việc làm tăng nguồn thu nhập. Nhưng do tay nghề còn thấp, sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu, đầu ra lại không ổn định nên thu nhập khá thấp, khiến họ không thiết tha, đến nay chỉ còn số ít hộ theo được nghề. Trong thời gian tới xã sẽ phối hợp với huyện tạo điều kiện giúp các hộ dân có điều kiện để phát triển kinh tế.Đưa dân vạn chài lên bờ là một chủ trương đúng đắn và nhân văn, nhưng thiết nghĩ việc đào tạo nghề, cấp đất sản xuất cho họ cũng vô cùng quan trọng. Lên bờ và sống được một cách đàng hoàng trên bờ hẳn là ước vọng của bà con vạn chài. Hy vọng 35 hộ dân ở Thiệu Vũ sẽ sớm tìm được cuộc sống ổn định, sung túc trong năm Nhâm Thìn này.Hoàng Văn
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012
Thanh Hoa Noi niem cua dan van chai Thieu Vu
GiadinhNet - Được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền sở tại, 35 hộ dân vạn chài ở xã Thiệu Vũ (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã lên bờ định cư tại xóm Mới của xã. Theo www.baomoi.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét