Cũng theo cuốn cẩm nang, điều quan trọng nhất là phải tạo được sự cân bằng hợp lý trong quy hoạch bởi nhiều trường hợp thiên tai đã vượt qua công suất của những thiết kế kỹ thuật, hoặc đôi khi các thiết kế đó giúp giảm rủi ro ở khu vực này nhưng lại chuyển nguy cơ lũ lụt và làm tăng rủi ro cho khu vực khác.
WB khuyến cáo, những biện pháp nêu trên cần phải được đánh giá không chỉ riêng về mặt kinh tế mà còn kết hợp cả những vấn đề rộng hơn như mức độ ảnh hưởng đối với người dân, công bằng, suy thoái môi trường, đa dạng sinh học, và các nguồn kinh phí.
Đặc biệt, cần liên kết quản lý nguy cơ lũ lụt đô thị với xóa đói giảm nghèo và các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề cụ thể trong quy hoạch và quản lý đô thị như cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng, và các dịch vụ cơ bản khác.
Không chỉ đưa ra các ví dụ cụ thể về phương án chống ngập ở Thái Lan, Philippin, Trung Quốc…, cuốn cẩm nang còn đề cập tới nguy cơ, phương pháp quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tại Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dư kiến trong thời gian tới, cuốn cẩm nang sẽ được dịch sang tiếng Việt và nhiều thứ tiếng trong khu vực nhằm phục vụ cho việc tham khảo về mô hình, giải pháp quản lý nguy cơ lũ lụt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét