Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Chiem nguỡng ngoi dinh cua tho kim hoan dat Thang Long

Đình Kim Ngân được những người làm nghề kim hoàn xây dựng từ thời Hậu Lê, làm nơi thờ ông tổ Bách Nghệ. Đến thời Gia Long, đình được mở rộng khá nhiều. Ngày nay, đình có quy mô khá lớn (575m2) so với các công trình khác nằm trong khu Phố cổ Hà Nội.

Chiem nguong ngoi dinh cua tho kim hoan dat Thang Long

Ban đầu, đình là nơi trao đổi, buôn bán bạc nén, đồng thời cũng là nơi hội họp, truyền nghề, thờ cúng. Đến thế kỷ 19, việc đúc bạc được chuyển vào Huế, đình Kim Ngân chỉ còn là nơi đổi tiền cho đến khi người Pháp sang.

Trong thời kỳ chiến tranh, nơi đây được tận dụng để tổ chức dạy chữ quốc ngữ, nghiệp vụ y tá và luyện tập quân sự. Sau năm 1954, nhiều hộ dân đến nương nhờ cửa đình. Mỗi gia đình ở một chỗ nên khu vực thờ cúng bị thu hẹp lại. Ngôi đình ở trong tình trạng hư hại nặng với nhiều phần bị người dân tự ý xây dựng, cơi nới thêm.

Theo đánh giá của các kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu lịch sử, đình Kim Ngân là một trong những công trình có giá trị kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu còn lại của khu phố cổ Hà Nội. Bởi vậy, từ năm 2005, thành phố Hà Nội giao cho quận Hoàn Kiếm và BQL Phố cổ Hà Nội thực hiện việc trùng tu, tôn tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật của thành phố Toulouse (Pháp).

Theo văn bia dựng ở đình Kim Ngân năm 1783, trước đây phố Hàng Bạc thuộc tổng Đông Thọ, tập trung chủ yếu người dân đến từ ba làng nghề Châu Khê, Định Công và Đồng Sâm.

Một số hình ảnh về đình Kim Ngân sau ngày mở cửa, Đất Việt ghi nhận:

Hồng Quân

Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Phong khach kiem phong an thoang dang, thanh lich chi voi 28m2

Căn phòng khách kiêm phòng ăn này lúc đầu trông cũ kỹ và được bố trí nội thất chưa hợp lý, gây cảm giác bừa bộn, chật chội. Nhưng sau khi được sửa sang và sắp xếp lại, nó hoàn toàn khác.

Căn phòng trước khi được sắp xếp và sửa sang lại: Màu sắc cũ kỹ, bố trí nội thất chưa hợp lý, gây cảm giác chật chội, bừa bộn.

Đầu tiên là khu vực bàn ăn được đặt sát cửa sổ khiến chắn ánh sáng vào bên trong phòng, dễ khiến căn phòng trở nên tối và bí. Trong khi đó, phía sau khu vực sofa góc là cầu thang mở, tạo cảm giác không thoải mái cho ngồi người ngồi. Ngoài ra, giá sách gần cầu thang là nơi bừa bộn dễ nhận thấy nhất.


Căn phòng sau khi sắp xếp lại: Tối đa hóa diện tích và đẹp mắt hơn

Sơ đồ căn phòng sau khi sửa sang lại

1. Về màu sắc:

Bảng màu cơ bản được sử dụng ở đây là sự kết hợp giữa màu trắng + các sắc độ khác nhau của màu xanh + màu gỗ tự nhiên, đem lại cảm giác dịu mát, thanh lịch. Cụ thể ở đây, màu trắng được dùng cho tường, thảm, một vài nội thất trong phòng như ghế ăn, tủ sách... Màu xanh được dùng cho sofa và một vài vật trang trí như tranh treo tường, gối tựa... Còn màu gỗ tự nhiên được nhìn thấy qua bàn ăn, ghế mây, sàn, cầu thang...

Màu xanh được dùng cho nội thất chính như sofa và một số vật trang trí
như tranh treo tường, gối tựa...

Màu trắng được dùng cho tường và thảm...

Màu gỗ tự nhiên được dùng qua sàn, bàn ăn, ghế mây...

2. Về lựa chọn và bố trí lại nội thất:

Đầu tiên là hoán đổi vị trí khu vực bàn ăn và khu vực sofa. Khu vực sofa sẽ được chuyển ra gần cửa sổ, còn khu vực bàn ăn sẽ được chuyển về gần cầu thang.

Khu vực sofa được chuyển ra gần cửa sổ...

... với sofa góc được thay bằng sofa thường và hai ghế đơn

Mảng tường cạnh sofa và phía trên sofa được tận dụng lắp giá sách
Tuy nhiên, sofa góc ban đầu sẽ được thay bằng sofa thường và hai ghế đơn, trong đó có một cái là ghế mây có tay dựa. Khu vực bàn ăn sẽ được thay bằng bàn tròn và hai chiếc ghế đơn, một ghế dài.

Khu vực bàn ăn được chuyển ra gần cầu thang...

... với bàn tròn, hai ghế đơn, một ghế dài

Khu vực cầu thang sẽ được xây bổ sung thêm vách ngăn để tạo dấu hiệu phân chia không gian rõ ràng hơn đồng thời che giấu cầu thang, khiến căn phòng thêm đẹp mắt. Vách ngăn này được sơn màu cam làm điểm nhấn sắc màu cho căn phòng.

Cầu thang được bổ sung thêm vách ngăn màu cam làm điểm nhấn màu sắc
cho căn phòng

Mảng tường cạnh sofa sẽ được tận dụng để lắp các giá đựng đẹp mắt, vừa có tác dụng lưu trữ vừa trang trí cho phòng.


Theo www.baomoi.com

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Can ho Golden Land khong bi anh huong boi no thue

Theo chủ đầu tư, nợ thuế là do công ty và cơ quan thuế chưa thống nhất được biểu giá tiền sử dụng đất của dự án.

Theo VnExpress/ Đầu tư chứng khoán



Sau những thông tin về việc nợ thuế, một đại diện của chủ đầu tư dự án Golden Land cho hay, phần nợ thuế thuộc giai đoạn 2 của dự án khối nhà trung tâm thương mại (chưa triển khai).

Việc nợ thuế không ảnh hưởng đến bán căn hộ giai đoạn 1. Nợ thuế là do Công ty và cơ quan thuế chưa thống nhất được biểu giá tiền sử dụng đất của dự án.

"Giai đoạn hai, chúng tôi dự kiến xây trung tâm thương mại và chưa triển khai ngay. Tuy nhiên, khi cơ quan thuế nhắc nhở, chúng tôi sẽ thu xếp để nộp thuế ngay trong tháng 3 này", đại diện chủ đầu tư cho biết.

Dự án Golden Land tọa lạc tại số 275 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Mới đây, chủ đầu tư đã thông báo mở bán các căn hộ với chương trình khuyến mãi ô tô cực lớn.

Xem thêm: Dự án Golden Land: Mua nhà tặng ... 'xế hộp'

Tác giả: P.V


Theo www.baomoi.com

Quy I2012, Bitexco se khoi cong Thap Ben Thanh

Tòa tháp Bến Thành được xây dựng trên diện tích 8.592 m2, tổng diện tích sàn 138.256 m2, tổng vốn đầu tư 400 triệu USD. Tòa tháp đôi có chiều cao 55 tầng, công năng bao gồm 30% chung cư, khách sạn 17%, bán lẻ 25%, văn phòng 18%, tầng hầm 10% diện tích.

Quy I/2012, Bitexco se khoi cong Thap Ben Thanh

Tại Hà Nội, Dự án Khu đô thị Hoàng Mai của Bitexco đang trong giai đoạn kê khai và thực hiện thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng. Theo kế hoạch, dự án cũng được khởi công trong năm 2012.

Bitexco đang nghiên cứu đầu tư một số dự án như Khu đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu nhà ở và văn phòng tại Khu đô thị mới An Vân Dương (TP. Huế), khu trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở tại Khu đô thị Đông Hương (xã Đông Hương, TP. Thanh Hóa), các dự án khu đô thị nghỉ dưỡng tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Sapa (Lào Cai).

P.Lan

Theo www.baomoi.com

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Ha Noi ban hanh khung gia tinh truoc ba nha dat

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng vừa ký Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND, ban hành bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà và thuế thu nhập cá nhân đối với việc chuyển nhượng nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Việc kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân lần đầu đối với nhà có thời gian đã sử dụng dưới 5 năm là 100%.

Cụ thể, giá xây dựng nhà mới đối với nhà một tầng tường bao xây gạch, mái tôn là 1,689 triệu đồng/m2 và nâng dần đến nhà cao tầng kết cấu khung bê tông cốt thép, tường bao xây gạch, sàn và mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ từ 26 tầng trở lên có đơn giá 11,178 triệu đồng/m2.

Nhà biệt thự từ 2 đến 3 tầng có kết cấu khung chịu lực bê tông cốt thép, tường bao xây gạch có đơn giá là 8,551 triệu đồng/m2.

Đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất mà giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng mua bán, giấy tờ mua bán hoặc tờ khai lệ phí trước bạ thấp hơn giá nhà, đất do UBND thành phố quy định thì lệ phí trước bạ được tính theo giá của UBND thành phố quy định.

Văn bản này nêu rõ việc kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân lần đầu đối với nhà có thời gian đã sử dụng dưới 5 năm là 100%. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 18/3/2012 và thay thế Quyết định số 105/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố.

DiaOcOnline.vn - Theo VnEconomy


Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Hang ngan ho dan, cay trong thieu nuoc

Xã Long Giao và xã Nhân Nghĩa, H.Cẩm Mỹ (Đồng Nai) hiện có trên 1.500 ha cây trồng đang "khát nước" và khoảng 2.000 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Xã Long Giao và xã Nhân Nghĩa, H.Cẩm Mỹ (Đồng Nai) hiện có trên 1.500 ha cây trồng đang "khát nước" và khoảng 2.000 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Trầm trọng nhất phải kể đến những hộ ở khu đồi 57 và ấp Suối Râm (xã Long Giao). Mùa này, người dân ở đây lúc nào cũng phải thuộc lòng phương châm "3 tiết kiệm": tiết kiệm nước ăn, nước tắm và nước giặt. Chiều xuống, trên quốc lộ 56, những đoàn người ngược xuôi đi gánh nước hoặc chở nước bằng xe gắn máy, hai bên là 2 can nhựa (30 lít/can).


Giếng nước khô đáy - Ảnh: Đức Khánh

Chị Phạm Mộng Hương ở khu đồi 57 than thở: "Nước phải đi mua hoặc xin từ xa về nên đâu dám xài nhiều. Tụi nhỏ tắm, giặt, nấu nướng tôi phải thường xuyên theo dõi để nhắc chừng, chứ không hết nước đột xuất đành phải ở dơ cả nhà". Ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng khu đồi 57, cho biết thêm: "Mùa này, giếng sâu đến 40m vẫn không có nước. Toàn bộ bà con ở đây đều phải đi sang các vùng lân cận mua nước về dùng suốt 5 tháng mùa khô". Nước được mua với giá 1.000 đồng/đôi (tự gánh). Nếu có người chuyên chở thì 4.000 đồng/xe (150 lít). Trung bình một hộ gia đình có 4 người mỗi ngày chí ít cũng sử dụng hết 200 lít nước. Mỗi tháng họ phải mất 150.000 đồng.

Anh Nguyễn Ngọc Đậu (ngụ ấp 8, xã Nhân Nghĩa) đắng lòng nhìn 1,4 ha đất trồng tiêu và sầu riêng của mình đang chết khô vì 4 giếng nước của anh đã khô trơ đáy. Anh đang cùng mấy người bạn rẫy quanh đó làm đủ mọi cách để tìm nguồn nước, nhưng vô vọng. H.Cẩm Mỹ có hồ Suối Vọng (trữ lượng khoảng 10 triệu m3) chủ yếu sử dụng để tưới cho hơn 500 ha đất cây trồng như cà phê, tiêu, điều, măng cụt, chôm chôm... trên địa bàn, hiện cũng đã... hết nước. Ông Trương Văn Sinh, một chủ nhà vườn, buồn rầu nói: "Hiện sầu riêng, chôm chôm, cà phê bắt đầu ra bông, nếu không đủ nước cung cấp cho cây, thì quả thật đó là thảm họa".

Đức Khánh


Theo www.baomoi.com

Tim giai phap cho dan vung nhiem man Phuoc Minh

Kể từ khi dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ đi vào sản xuất đến nay, vùng đất xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã dần trở thành vùng đất "chết" vì nhiễm mặn, cuộc sống của hơn 300 hộ dân ở hai thôn Quán Thẻ 1 và 2, xã Phước Minh gặp vô vàn khó khăn.
Kể từ khi dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ đi vào sản xuất đến nay, vùng đất xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã dần trở thành vùng đất "chết" vì nhiễm mặn, cuộc sống của hơn 300 hộ dân ở hai thôn Quán Thẻ 1 và 2, xã Phước Minh gặp vô vàn khó khăn.

Mặc dù đã trải qua 6 cuộc đối thoại, nhưng đến nay, việc thống nhất phương án giải quyết bồi thường thiệt hại do nhiễm mặn giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Phát triển - Sản xuất Hạ Long (chủ đầu tư dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ), Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, huyện Thuận Nam và người dân vùng nhiễm mặn Phước Minh vẫn chưa ngã ngũ.

Để tìm hướng giải quyết vấn đề trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cuộc họp giữa tỉnh với Công ty Hạ Long và một số hộ dân đại diện cho hơn 300 hộ dân vùng dự án bị thiệt hại do nhiễm mặn.

Tại hội nghị, các bên đã thống nhất đưa ra 3 phương án giải quyết để người dân lựa chọn. Phương án 1 là bố trí khu tái định cư kết hợp với giải quyết việc làm (Nhà nước xây dựng nhà tại khu tái định cư giao cho dân, tuy nhiên sẽ tính phần chênh lệch, nếu thừa tiền trả lại cho dân, thiếu tiền dân bù vào. Đối với đất vườn, hoán đổi bằng đất nuôi trồng thủy sản ở địa phương khác ven biển thuộc huyện. Các công trình vật kiến trúc, hoa màu còn lại bồi thường 100%);

Phương án 2 là bố trí khu tái định cư, thu hồi đất theo Nghị định 69 của Chính phủ (bồi thường 100%, sau đó người dân vào khu tái định cư được bố trí tại Trung tâm hành chính huyện với diện tích 150 m2/hộ và tự xây nhà);

Phương án 3 là người dân ở tại chỗ, Công ty bồi thường 100% về đất và nhà cửa, công trình vật kiến trúc thiệt hại, có biện pháp ngăn chặn mặn và về sau người dân không được khiếu nại về thiệt hại.

Theo nhiều người dân vùng nhiễm mặn, nếu muốn khỏi bị cản trở sản xuất, công ty phải nhanh chóng thực hiện đền bù cho người dân về phần đất đã nhiễm mặn trước, chậm nhất là trong vòng 1 tháng, những thiệt hại khác như vật kiến trúc, nhà cửa, hoa màu... bồi thường sau.

Bên cạnh đó, công ty phải dừng bơm nước biển vào sản xuất muối cho đến khi nào việc bồi thường thiệt hại được công ty giải quyết.

Tại cuộc đối thoại, tuy nguyện vọng chính đáng của người dân được nói lên, thế nhưng đối với lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Phát triển - Sản xuất Hạ Long, câu trả lời cho người dân vẫn là sự im lặng.

Do bất thành trong việc tìm hướng giải quyết đền bù thiệt hại nên liên tục trong 5 ngày nay (từ ngày 27 đến ngày 31/1), người dân vùng nhiễm mặn đã gây cản trở công ty sản xuất./.

Công Thử (TTXVN/Vietnam+)

Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Vu san lap hang tram ngoi mo Phuong thuyet minh cho doanh nghiep

(Petrotimes) – Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã đình chỉ công tác san lấp GPMB, yêu cầu chủ đầu tư khôi phục hiện trạng, tránh tình trạng bị thất lạc mộ. Trước đó dự án này đã bị đình chỉ nhiều lần vì các lý do khác nhau.

Như Petrotimes đã đưa tin, rạng sáng ngày 13/3, người dân Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai phát hiện hàng trăm ngôi mộ chỉ sau một đêm đã bị san phẳng.

Cụ Đỗ Văn Hưng đang lọ mọ tìm phần mộ của người thân.

Về vụ việc trên, trao đổi với phóng viên, chiều 14/3, ông Phùng Trung Hải, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt cho biết, thực chất số mộ bị đơn vị thi công san lấp chỉ là một ngôi mộ, hai ngôi mộ có ảnh hường, không có chuyện san lấp hàng trăm ngôi mộ như phản ánh của người dân Tứ Kỳ.

Ông Hải xác nhận rằng, thời điểm đơn vị thi công tiến hành san lấp là vào ban đêm, từ "sau 23h ngày 12/3". Đến sáng 13/3, ông Hải mới nhận được thông tin về vụ việc và cùng với một số bộ phân liên quan xuống hiện trường.

Ông Hải khẳng định, đây là sai sót của chủ đầu tư dự án – Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt Nam về quy trình GPMB. Phía chủ đầu tư chưa thống nhất phương án đền bù, cũng chưa có giải pháp di dời phần mộ nhưng đã thực hiện GPMB.

Cụ thể đến thời điểm này vẫn còn 3/88 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền đền bù của chủ đầu tư. Mặt khác dự án thay thế, rộng 71 nghìn m2 để phần mộ của các hộ dân chuyển vào đây vẫn chưa được phê duyệt. Như vậy việc thực hiện GPMB của chủ đầu tư hoàn toàn trái với quy định.

"Trên địa bàn phường có gần hai chục dự án, nhưng đây là dự án gây nhiều rắc rối, phức tạp nhất. Ngay khi xảy ra vụ việc, ngày 13/3 chúng tôi đã đình chỉ việc san lấp GPMB. Trước đó chúng tôi đã nhiều lần phải đình chỉ thi công dự án này. Họ dựa vào đa số người dân ủng hộ nên được đà lấn tới" – ông Hải cho biết.

Để giải quyết các thắc mắc của người dân liên quan đến các phần mộ, ông Hải khẳng định: "Chúng tôi vẫn giữ nguyên hiện trường và đã thành lập một lực lượng gồm CA phường và một số đơn vị để túc trực tại đó để bảo vệ và ngăn cản đơn vị thi công nếu đơn vị này vẫn tiếp tục việc san lấp".

Cũng trong ngày 14/3, một số phóng viên đến làm việc với chủ đầu tư để làm rõ hơn một số vấn đề liên quan. Tuy nhiên lãnh đạo chủ đầu tư đã từ chối làm việc và xua đuổi phóng viên.

Trong buổi làm việc sáng 14/3 với sự có mặt của đại diện quận Hoàng Mai, phường Hoàng Liệt, chủ đầu tư và đại diện các hộ dân, nhiều người đã phản ánh còn nhiều ngôi mộ hiện vẫn chưa xác định được vị trí.

Ông Nguyễn Phúc Hưng, ở tổ 14 cho biết, gia đình ông có bảy ngôi mộ. Hiện đã tìm được ba, còn bốn ngôi mộ chưa tìm được.

Ông Nguyễn Văn Tài cũng cho biết, hai trên bốn ngôi mộ của gia đình ông đã bị biến dạng do việc đổ cát san lấp. Một số ý kiến từ người dân yêu cầu chủ đầu tư phải dừng việc san lấp, thực hiện GPMB theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tại buổi làm việc này, đại diện phía chủ đầu tư, ông Đinh Văn Lâm – Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư quốc tế CT Việt Nam đề nghị vẫn tiếp tục triển khai việc san lấp cát, tôn tạo đường để phục vụ công tác GPMB và di chuyển mồ mả.

Vì theo ông Lâm, khu vực này đã bị lầy và ô nhiễm do nước thải khu dân cư đổ ra. Ông Lâm cũng hứa sẽ khôi phục lại khu vực các hộ dân kiến nghị là có mộ để thực hiện công tác kê khai, di chuyển.

Sau một đêm hàng trăm ngôi mộ chìm sâu dưới lòng đất.

Bác bỏ đề nghị trên, ông Phạm Sơn Hà – Phó ban bồi thường GPMB quận Hoàng Mai đề nghị phía chủ đầu tư phải dừng ngay việc san lấp theo văn bản số 179/UBND – BBT ngày 8/3/2012. Đồng thời đề nghị chủ đầu tư phối hợp với UBND phường cho kiểm tra và khôi phục hiện trạng để tránh thất lạc mộ.

Ngoài ra ông Hà cũng yêu cầu phía chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm túc kê khai kiểm đếm, công khai vị trí di chuyển mộ theo đúng quy định.

Chiều 14/3, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai khẳng định đã chỉ đạo UBND phường Hoàng Liệt báo cáo chi tiết về vụ việc. "Đây là sự việc liên quan đến vấn đề tâm linh, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt là những gia đình có phần mộ người thân trong khu vực bị vùi lấp. Chúng tôi đã có chỉ đạo phường Hoàng Liệt phải xử lí triệt để vấn đề và báo cáo quận trong thời gian sớm nhất".

T.M


Theo www.baomoi.com

Trong ngoi nha nhiet doi gio mua

SGTT.VN - Không cổ súy cho mê tín, song cũng phải nhìn nhận rằng, chẳng phải vô cớ mà mấy ông thầy địa lý ngày xưa có thể sống tốt bằng… khiếu nói với chút diễn ngôn có màu sắc phong thủy huyền bí. Giải trừ bớt những mù sương mê hoặc quanh trò chỉ trỏ kia, có thể thấy, có vẻ như từ lâu, ông bà ta đã rất quan tâm đến việc ở sao cho phải phép, hòa thuận với đất trời, không hỗn nghịch với sự vần xoay của thiên nhiên mùa màng.

Một không gian kiến trúc thuộc địa ở bến Bình Đông, quận 8, TP.HCM.

Ngôi nhà không dừng lại là chỗ chui ra chui vô (như một hang đá đối với bầy tinh tinh hoang dã) mà là nơi để an trú. Rồi từ an trú che nắng che mưa, người ta đi thêm một bước xa nữa, là tận hưởng. Nhưng tận hưởng đặt trong cái nghĩa lý của sự hài hòa với sinh thái, nương theo điều kiện sinh quyển mà sống. Con người thở trong hơi thở của ngôi nhà. Đặc điểm sinh thái, vì vậy mà ảnh hưởng đến nếp ăn nếp ở của con người.

Những người sinh ra ở vùng nông thôn ngày trước sẽ không lạ gì việc người nông dân dùng chính chất liệu tranh tre nứa lá có sẵn trong thiên nhiên để dựng nhà. Đất sét, đất ụ mối trộn nhào với rơm khô, dựng theo sườn tre mà làm nên những bức tường nhà kiên cố. Những bức tường đất này có tác dụng "điều hòa không khí" một cách tự nhiên. Ngày nay, lên vùng cao Tây Bắc, vẫn còn thấy rất nhiều nhà trình tường. Chuyện ưu tiên sinh thái trong chất liệu xây dựng hóa ra là một kinh nghiệm sống được cài đặt từ lâu trong tâm thức cộng đồng, từ "tâm tính ở" của những người dân bình thường, trong tay không có một lý thuyết nào để múa máy.

Kho kinh nghiệm dân gian đó, bên cạnh sự bung xung khó tránh khỏi, đã thiết lập nên những giá trị bền vững mà những nhà lý thuyết kiến trúc hiện đại khi tìm về giải mã, đã không khỏi ngỡ ngàng. Và chìa khóa duy nhất, cốt yếu của sự việc trên, là: ông bà mình đã xác lập triết lý bất thành văn về không gian ở, hình thành nếp ở trên cơ sở "lắng nghe" được đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm mà ngôi nhà bị chi phối. Họ thấu hiểu được quy luật thời tiết trong "thói quen" mưa nắng vần xoay và đúc kết được sự lành, độc của từng cơn gió, sự tương tác của các yếu tố tự nhiên trong sinh quyển tạo nên sự khô, hanh, nóng, lạnh hay ẩm ướt theo từng mùa để có những bố trí thích hợp. Chính lúc lắng nghe vạn vật là con người lắng nghe, trở về với chính bản thể của mình. Về điều này, chuyên gia kiến trúc sinh thái, TS Ken Yeang, tác giả cuốn Thiết kế với thiên nhiên (Nguyễn Huy Côn dịch, Trần Đỗ Quyên hiệu đính, NXB Tri Thức, 2011) đứng trên quan điểm kiến trúc hiện đại đã đúc kết rất gọn và sâu sắc: "Quá trình thiết kế là một hình thức chuẩn bị cho việc thống kê các tác động môi trường".

Chính sự "chuẩn bị cho việc thống kê" đó, dù lập thuyết hay không, đã là một thái độ ứng xử với ngôi nhà, với môi trường.

Người Pháp khi đặt chân đến Đông Dương đã rất biết lắng nghe sinh thái trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình kiến trúc công cộng và nhà ở. Họ hiểu rằng khó có thể bê nguyên xi mô hình các công trình châu Âu để áp đặt vào những xứ "nhiệt đới buồn" này, mà phải vay mượn, kết hợp, tiếp biến trong các giải pháp gắn liền với đặc điểm sinh thái bản địa. Cho nên việc nghiên cứu và chọn lựa sử dụng chất liệu đã được quan tâm. Khi tìm lai lịch, sự tham gia của cây cừ tràm vào lịch sử kết cấu, những nhà nghiên cứu truy ra một chi tiết "tiểu sử" thú vị: cây cừ tràm đã được người Pháp dùng để ép cọc xây móng Nhà hát TP.HCM từ cách đây 100 năm. Thiết kế những dãy cửa chớp lấy sáng và thông gió trong các công trình kiến trúc nhà ở và công cộng cũng là giải pháp phổ biến ở những công trình kiến trúc thuộc địa mà người Pháp để lại. Điều kiện khí hậu đã quy định thủ pháp kiến trúc, rồi từ đó, nó tạo ra những sắc thái riêng có về một diện mạo không gian sống. Nó không đơn thuần là câu chuyện lý tính, mà tác động đến cảm quan, giác quan. Có thể cảm nhận thấy điều này khi đọc những câu chữ ẩm đầy nhựa sống và nỗi buồn trong không gian văn chương Marguerite Duras khi bà mô tả hành trình của cô gái 17 tuổi dị chủng với cuộc tình tuyệt đẹp và đầy tuyệt vọng gắn với khung cảnh xứ thuộc địa Nam Kỳ, Việt Nam (tiểu thuyết Người tình). Rồi cũng có thể nhận ra cái khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đó trong những thước phim dựa trên tiểu thuyết này, mô tả ngay cả những scene nồng nàn ái tình giữa chàng trai gốc Hoa và cô gái gốc Pháp trong một ngôi nhà có thứ ánh sáng đặc thù của hình thái kiến trúc thuộc địa ở khu Chợ Lớn, Sài Gòn mà đạo diễn Jean-Jacques Annaud thể hiện rất tài tình; đến cái đưa mắt nhìn sông nước, cửa nhà vừa xa xôi vừa thân thiện của minh tinh Jane March nói lên thứ ẩn ngữ của một sự dịch trôi, xô dạt thân phận ở chốn quê xứ đầy những giới tuyến buồn, theo cách nói của triết gia Claude Lévi-Strauss.

Ngôi nhà đã cùng con người đi từ những mô hình hài hòa với thiên nhiên sang những thành tựu ngạo nghễ của văn minh – công năng. Từ sự thoáng đãng nhẹ nhàng của sinh thái sang phô bày sức mạnh trương nở, va đập của các yếu tố nhân tạo. Trong hành trình mà chúng ta vẫn gọi là đô thị hóa ồ ạt và đầy huyễn hoặc đó, chiều tiến hóa nơi ngôi nhà vô hình trung lại bị đảo nghịch: ngôi nhà không còn thở với con người mà trở thành nơi dung chứa, nương náu của những tiện nghi, ngôi nhà cắt đứt sự thân thiện với bối cảnh môi trường chung quanh với các thiết bị mang lại cảm giác dễ chịu cho bên trong, bất chấp thán khí thải ra cho bên ngoài, ngôi nhà trở thành nơi nương náu tạm bợ thay vì an trú và tận hưởng… Mãi chạy theo những hào nhoáng lai căng hay tệ nhũng nhiễu lạm quyền trong quy hoạch, yếu tố về đặc thù nhiệt đới gió mùa một thời đã không được các kiến trúc sư, nhà quy hoạch mảy may để tâm. Và chính sự trở mặt bất chấp môi sinh trong cách ăn ở đã tác động tiêu cực trở lại với sinh thái. Chính trong lúc này, chúng ta chứng kiến sự bất định của thời tiết mưa nắng, của chế độ gió mùa, sự bất trắc nơi những con sông, mực nước biển đến sự thất thường của cây cỏ quanh nhà.

Chưa bao giờ câu hỏi "chuẩn bị cho việc thống kê các tác động môi trường" lại day dứt như lúc này đối với những nhà thiết kế kiến trúc. Những công trình từ mây tre mái lá thân thiện, mang trong nó biểu tượng, hồn vía văn hóa, có tác dụng tiết kiệm năng lượng năm xưa nơi thôn quê xuất hiện trong thành phố nay được các kiến trúc sư có ý thức sinh thái "nhắc lại" ở một cấp độ khác. Những không gian vườn tược được chăm chút nhiều hơn trong mỗi ngôi nhà. Tính tương thông giữa bên trong với bên ngoài, nguyên tắc khí động học được tính toán nhiều trong những giải pháp kiến trúc. Những cách thế xử lý hiện đại ứng phó với sự "cực đoan" của mưa gió thời tiết, lại vừa đảm bảo tính công năng, thẩm mỹ, văn hóa có tính bản sắc chưa bao giờ được chú trọng hơn lúc này.

Trở lại với tinh thần nhiệt đới gió mùa ẩm, hành trình tưởng chừng tự nguyện được phát động bởi những trào lưu môi sinh, nhưng không, nó xuất phát từ nhu cầu nội sinh, tìm đến một hòa khí sống mà từ lâu sự cuồng tín thực dụng đã can thiệp, gây nhiễu. Đó là cuộc hành trình xác định lại giá trị sống còn của chính mình trong một viễn cảnh nhiệt đới gió mùa ẩm được cộng thêm bởi quá nhiều những yếu tố bất định đe dọa sẽ đến từ tương lai.


Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Hoan thanh ke de song cau Ganh, nguoi dan duoc dam bao an toan

Sau phản ánh của Báo CAND, tuyến bờ kè đê sông cầu Gành đã được chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị thi công ốp lát đá, gia cố đê kè theo hướng kiên cố hóa khá khang trang, đảm bảo an toàn cuộc sống cho hàng chục hộ dân nơi đây.

Báo CAND đã phản ánh về thực trạng hàng chục hộ dân sinh sống dọc ven công trình đoạn bờ kè đê sông cầu Gành thuộc địa phận thôn Phong Tấn, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) luôn phải sống trong cảnh lo âu trước tình trạng sạt lở bờ sông đang đe dọa hằng ngày . Bên cạnh đó, là nỗi lo trước sự tắc trách của đơn vị chủ quản khi cho các phương tiện cơ giới san ủi sâu một phía bờ kè để đổ đá hộc lôca nhưng không có rào chắn, đèn sáng báo hiệu vào đêm để người đi đường biết, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Ngay sau Báo CAND đăng bài phản ánh, chính quyền địa phương đã phối hợp đơn vị chủ quản thi công tiến hành khảo sát, kiểm tra tình hình và yêu cầu chủ thầu thi công cần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Đặc biệt, địa phương yêu cầu đơn vị thi công cần chú trọng, quan tâm đến vấn đề an toàn trong lúc triển khai thi công sửa chữa, nâng cấp tuyến bờ kè đê sông này. Sau một thời gian triển khai công việc, đến nay tuyến bờ kè đê sông cầu Gành nhiều hạng mục, cơ sở hạ tầng đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động.

Sáng 30/1, theo quan sát, ghi nhận của PV: Tuyến bờ kè đê sông cầu Gành đã được chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị thi công ốp lát đá, gia cố đê kè theo hướng kiên cố hóa khá khang trang, đảm bảo an toàn cuộc sống cho hàng chục hộ dân nơi đây


Theo www.baomoi.com

Can mot co che mo

(HNM) - Dự án xây dựng tuyến đường 422B (từ xã Sơn Đồng đến xã Vân Canh), thuộc địa bàn huyện Hoài Đức được khởi công từ năm 2008, song đến nay vẫn trong tình trạng "xôi đỗ", bởi những vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (BTHT-GPMB)…
(HNM) - Dự án xây dựng tuyến đường 422B (từ xã Sơn Đồng đến xã Vân Canh), thuộc địa bàn huyện Hoài Đức được khởi công từ năm 2008, song đến nay vẫn trong tình trạng "xôi đỗ", bởi những vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (BTHT-GPMB)…

Năm 2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành Quyết định số 2740/QĐ-UBND, thu hồi hơn 13.000m2 đất ở, đất nông nghiệp thuộc địa bàn các xã: Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, chuyển mục đích thành đất giao thông, giao Ban Quản lý Dự án Đầu tư huyện Hoài Đức thực hiện. Tuyến đường 422B qua địa bàn xã Vân Canh dài 1,4km, liên quan đến đất phải GPMB của 103 hộ dân. Phần lớn, đất của các hộ đều là đất thổ cư, diện tích lớn và có nhiều cặp vợ chồng sinh sống trên cùng một thửa. Hiện tại có 40 hộ dân của xã Vân Canh thuộc diện phải GPMB, với diện tích 1.694,33m2 vẫn chưa nhận tiền BTHT-GPMB, trong đó có 7 hộ đủ điều kiện nhận đất tái định cư (TĐC), 33 hộ chỉ được nhận tiền BTHT. Do không giải phóng được mặt bằng, nên tuyến đường 422B vẫn còn khoảng 700m thi công dang dở, thuộc địa bàn xã Vân Canh, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.

Đường 422B, đoạn qua thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh vẫn trong tình trạng dở dang.

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, ngày 29-12-2009, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 124/2009/QĐ-UBND, áp dụng giá BTHT-GPMB cho dự án là 6.600.000đồng/m2, nhưng người dân không đồng tình và đề nghị được hưởng chế độ bồi thường theo hình thức đất trả đất. UBND huyện Hoài Đức đã tổ chức họp dân và các ban, ngành, đoàn thể để thống nhất quan điểm. Ngày 11-10-2010, UBND huyện Hoài Đức có Tờ trình số 70/TT-UBND gửi UBND thành phố Hà Nội, xin điều chỉnh giá đất BTHT-GPMB và đã được UBND thành phố chấp thuận.

Theo đó, giá đất làm cơ sở để tính BTHT được điều chỉnh tăng thêm 40%, với giá 9.240.000đ/m2. Để tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất, UBND thành phố còn đồng ý hỗ trợ thêm 20% giá đất ở cho các hộ bị thu hồi mà không được giao đất TĐC. Thế nhưng, người dân cho rằng, mức giá đó vẫn chưa hợp lý. Ông Lê Danh Tuyên, thôn Hậu Ái nêu bất cập: Nếu tính tất cả các khoản, mức BTHT mỗi mét vuông chỉ có hơn 11 triệu đồng. Với mức BTHT như vậy, mua một suất đất ở trong làng còn khó, chứ chưa dám nói đến việc mua một suất đất có diện tích, vị trí tương đồng vị trí đã bị thu hồi.

Ngoài ra, trên địa bàn xã Vân Canh hiện còn 13 hộ có diện tích thu hồi trên 20m2, nhưng phần đất còn lại ngoài chỉ giới GPMB (bao gồm cả hành lang an toàn giao thông) lớn hơn 180m2 (là hạn mức giao đất tối đa tại địa phương), nên theo quy định các hộ chỉ được nhận tiền bồi thường, không đủ điều kiện nhận đất TĐC. Tuy nhiên, theo quy hoạch thì tuyến đường 422B sẽ tiếp tục được mở rộng, nếu trừ diện tích hành lang an toàn đường bộ, thì diện tích còn lại của các hộ sau thu hồi nhỏ hơn hạn mức giao đất tại địa phương. Hơn nữa, phần lớn các thửa đất này, trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đều đứng tên một hộ, song thực tế đều đang có nhiều cặp vợ chồng sinh sống, nếu không được TĐC thì sẽ có những thiệt thòi nhất định cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Khanh, thôn Hậu Ái băn khoăn: Gia đình tôi hiện có 3 hộ, 9 nhân khẩu sống trên diện tích gần 362m2. Chúng tôi bị thu hồi 67,7m2 và không được TĐC. Đây là đất tổ tiên để lại, chúng tôi phải gìn giữ mới bảo toàn được diện tích đến ngày hôm nay. So với những người trước kia cũng có diện tích lớn, đã chuyển nhượng nhiều lần, nay họ bị thu hồi diện tích cũng như chúng tôi, nhưng vì phần đất còn lại ít, nên họ vẫn được đất TĐC, thì chúng tôi bị "mất" quá nhiều. Nếu địa phương không có quỹ đất, chúng tôi đành phải chấp nhận, song với dự án này địa phương vẫn dành quỹ đất TĐC, vì vậy đề nghị thành phố xem xét, có cơ chế đặc thù cho người bị thu hồi đất ở xã Vân Canh.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng ban Bồi thường GPMB huyện Hoài Đức cho biết: UBND huyện đã nhiều lần họp bàn và đề xuất với các sở, ban, ngành về cơ chế, chính sách để bảo đảm quyền lợi tối đa cho người bị thu hồi đất. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đề xuất với thành phố xem xét BTHT cho những hộ bị thu hồi diện tích trên 20m2, sau khi trừ diện tích của hành lang an toàn giao thông, mà diện tích còn lại nhỏ hơn 180 thì sẽ được TĐC. Đối với những hộ bị thu hồi nhiều, diện tích đất còn lại lớn hơn 180m2, nhưng có nhiều cặp vợ chồng sinh sống trên một thửa đất cũng cần được cân nhắc thỏa đáng…

Từ thực tế nêu trên cho thấy, dự án này đang rất cần một cơ chế "mở", để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình GPMB, sớm hoàn thiện tuyến đường, ổn định tình hình địa phương.

Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Du an bat dong san cap tap bung hang

(baodautu.vn) Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt dự án bất động sản chọn tháng 3 để mở bán sản phẩm…

Dù thị trường bất động sản vẫn trong giấc "ngủ đông" kéo dài, nhưng tháng 3 là tháng ghi nhận nhiều dự án mở bán, khởi công xây dựng. Mới đây nhất, ngày 12/3/2011, INT Group chính thức mở bán sản phẩm của Dự án Melody Villas 3, bao gồm 49 căn biệt thự với giá từ 2,2 tỷ đồng/lô. Cùng ngày, Dự án The Dune cũng bắt đầu bán 12 căn biệt thự sân golf.

Hôm nay, ngày 16/3, Công ty cổ phần SetiaBecamex, chủ đầu tư xây dựng Khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước diện tích 226 ha sẽ tái ngộ khách hàng Hà Nội, khi tiếp tục chào bán căn hộ của EcoLakes Mỹ Phước. Đây là lần "Bắc tiến" thứ hai sau đợt ra mắt khá thành công vào hồi tháng 10/2010.

Còn sắp tới, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Ecopark, sẽ chào bán tiếp hơn 600 căn hộ Rừng Cọ có diện tích 71 m2, 83 m2, 92 m2 và các căn penthouse, skyvilla có diện tích từ 151 đến 167 m2/căn.

Trước đó, đầu tháng 3, nhiều dự án khác cũng đã "bung" hàng. Đình đám nhất phải kể đến Công ty cổ phần Đầu tư Thăng Long Xanh chào bán 10 căn biệt thự đầu tiên của Dự án nghỉ dưỡng Zen Resort tại Hà Nội; Công ty cổ phần Đại Dương kết hợp với EZ Property Vietnam chính thức chào bán tại Hà Nội 100 căn liền kề và biệt thự đợt 1 Khu nhà ở cao cấp đường Nguyễn Quyền, TP. Bắc Ninh…

Ngoài ra, hàng loạt dự án nhà giá thấp cũng sẽ đồng loạt tiến hành tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà. Cụ thể, Dự án thu nhập thấp tại Khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) cung cấp khoảng 800 căn; Khu đô thị mới Đặng Xá (Gia Lâm) tung ra khoảng 1.000 căn; Khu nhà ở Đại Mỗ (Từ Liêm) bán gần 200 căn và Khu đô thị Kiến Hưng (quận Hà Đông) bán hơn 860 căn.

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, nhiều chủ đầu tư chọn thời điểm tháng 3/2011 để mở bán sản phẩm là do thời điểm này, các kênh đầu tư khác đang "hụt hơi". Thị trường chứng khoán đang lao dốc, thị trường vàng và USD bị siết chặt, nên bất động sản là kênh "trú ẩn" an toàn cho dòng vốn của nhà đầu tư.

Ông Lê Khắc Sảng, Giám đốc Công ty Địa ốc Đại Thịnh nhận định, việc các chủ đầu tư lựa chọn thời điểm này để "bung" hàng là rất hợp lý, bởi suốt một thời gian dài, giá tham chiếu cho bất động sản chưa ổn định, nên các chủ đầu tư "om hàng" chờ giá vàng và USD ổn định mới tung ra thị trường. Hơn nữa, sau Tết Nguyên đán, các nhà đầu tư ổn định nguồn vốn và lựa chọn kênh đầu tư.

Một lý do khác, theo các chủ đầu tư, các dự án đã đủ điều kiện huy động vốn. Lúc này, nếu dự án càng bán được sớm thì càng tốt, bởi thời gian tới, khi đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được phê duyệt, hàng loạt dự án bất động sản sẽ được triển khai và doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng cạnh tranh gay gắt.

Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Mep cau tro sat nhon

Cầu Nguyễn Văn Trỗi (TP.Đà Nẵng) là cửa ngõ ra vào trung tâm thành phố. Bờ phía đông thuộc địa phận Q.Sơn Trà, bờ tây Q.Hải Châu, có lượng người và phương tiện qua lại rất lớn.

Tuy nhiên, mép đầu cầu phía đông bị bong tróc trơ ra các que sắt nhọn hoắt, mỗi lần xe qua lại thanh sắt va đập xuống đường rồi bung lên, kêu ầm ầm rất nguy hiểm ( ảnh 1 ); trong khi đó đầu mép cầu ở bờ tây cũng bị bong tróc lòi ra các que sắt, thấp, vênh so với mặt đường, lại trơ ra hố sâu như những chiếc bẫy gây tai họa trên cầu ( ảnh 2 ).

Tin, ảnh: Hoàng Linh


Theo www.baomoi.com

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Bai do xe ngam thong minh nhat Ha Noi

Trong khi nhiều nơi chật vật tìm chỗ gửi xe thì người dân ở tòa nhà M5 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội từ hơn một năm nay khá ung dung vì đã có bãi đỗ xe ngầm, tự động rộng tới 1000 mét vuông.

Theo chân anh Đinh Lăng Việt – Trưởng phòng Đầu tư Công ty Sao Mai kiêm Trưởng Ban quản lý tòa, chúng tôi được "mục sở thị" hệ thống đỗ xe hiện đại và tự động với 5 tầng hầm sâu 12m. Tầng 1 có độ cao 3m dành cho loại ôtô có độ cao lớn như dòng SUV; tầng 2 đến tầng 5 có độ cao khoảng 2m, vừa đủ cho những chiếc Sedan. Xe để trong hầm nên không phải ngại chuyện mưa, nắng làm hư hỏng.

"Nếu chỉ tận dụng diện tích mặt bằng tầng hầm trông xe như các tòa nhà khác thì chỉ để được khoảng 100 ô tô, không còn chỗ để xe máy. Với hệ thống đỗ xe này, số xe trông được lên đến hơn 200 ô tô. Diện tích làm hầm phổ thông ngay mặt tiền để chứa xe máy. Diện tích để xe được cải thiện đáng kể, cho phép trông giữ lượng xe gấp 2-3 lần so với ban đầu".

Khi vào gửi, lái xe chỉ cần đưa xe vào cabin, nhận thẻ từ theo hướng dẫn của nhân viên, ngay sau đó các robot tự động làm việc, đưa phương tiện xuống tầng hầm và di chuyển sang phải/trái để vào các khoanh để xe còn trống. Khi lấy xe, chủ xe quẹt thẻ, robot sẽ tự tìm xe theo mã số trên thẻ từ rồi đưa xe lên vị trí giao xe.

Mỗi lần vận hành, robot có thể chuyển 5 xe ra/vào cùng lúc trong thời gian từ 30 giây đến 1 phút. Tất cả các thao tác đều được tự động hóa nên cả bãi xe chỉ có hai nhân viên trực tại hai cổng ra/vào và quan sát hoạt động của bãi xe hoặc can thiệp khi có sự cố qua hệ thống camera.

Ưu điểm của bãi đỗ xe thông minh đã rõ, thế nhưng, 1 năm qua, mô hình này chưa thể mở rộng diện "phủ sóng". Mức đầu tư 50 tỷ đồng cho một bãi xe dường như là quá xa xỉ, khiến nhiều doanh nghiệp còn rất… lăn tăn.

"Với mức phí trung bình 1,8 triệu đồng/xe, tính trung bình, phải 10 năm nữa, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn. Chưa kể, mỗi năm, chúng tôi chấp nhận bỏ ra 280 triệu đồng bảo dưỡng tầng hầm như: căn chỉnh hệ thống, tra dầu mỡ…" - anh Đinh Lăng Việt cho biết.

Tuy nhiên, "nếu chỉ tính toán một chiều như vậy thì 50% nhu cầu còn lại sẽ đi đâu vì công suất khai thác của hầm truyền thống chỉ đạt 50%. Chấp nhận "chi mạnh" ban đầu, dân đỡ khổ mà nhờ bãi đỗ xe hiện đại bậc nhất Thủ đô, chúng tôi đã thành công trong việc nâng cao giá trị tòa nhà M5 Nguyễn Chí Thanh".

Theo PNTĐ

Theo www.baomoi.com

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Dan len tieng ve viec hoi xoay dap xoay o cau Nhat Tan

- Tiếp theo loạt bài tìm hiểu về những vấn đề xung quanh việc giải phóng mặt bằng Cầu Nhật Tân khu vực phường Phú Thượng, quận Tây Hồ gây bức xúc dư luận, trước những "giải đáp" vòng vo và chưa rõ ràng của các cấp thực thi, người dân 3 tổ dân phố 47B, C, D cụm 7C phường Phú Thượng tiếp tục gửi thư cho Ban Biên tập. Để rộng đường dư luận, VietNamNet xin tổng hợp, trích đăng nội dung thư phản ánh của nhân dân.


Đọc bài trả lời của các cơ quan chức năng:



Kính gửi: Ban Bạn Đọc Báo VietNamNet

Qua theo dõi những trả lời của ông Nguyễn Văn Duẩn (Trưởng Ban giải phóng mặt bằng Quận Tây Hồ và Nguyễn Lê Minh (Phó Ban quản lý dự án cầu Nhật Tân) liên quan quan đến vấn đề đền bù và giả phóng mặt bằng, quy hoạch xây dựng cầu Nhật Tân người dân tha thiết trao đổi lại một số vấn đề như sau:

Văn bản số: 3453/UBND-XDĐT, ngày 08/08/2006 với nội dung: "điều chỉnh phạm vi chiếm đất của nút giao đê Hữu Hồng (đầu phía nam cầu Nhật Tân) để không cắt vào khu đất … D1, D3 thuộc khu đấu giá quyền sử dụng đất".

Về vấn đề thiết kế và điều chỉnh thiết kế đường dẫn hoa thị và đảo trồng cỏ, Bộ GTVT đã làm trái với Quyết định 108/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về viêc phê duyệt quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, không tuân thủ Luật Quy hoạch đô thị và không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản 128/TTg-CN năm 2006, bởi những lý do:

+ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định 108/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ thì đường dẫn bờ nam cầu Nhật Tân là đường dẫn thẳng, trùng với đường vành đai 2, không có đường dẫn hoa thị và đảo trồng cỏ tại khu vực cụm 7C, phường Phú Thượng. Đồng thời, điều 5 Luật Quy hoạch đô thị cũng quy định "Tổ chức, cá nhân… phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt".

+ Luật Quy hoạch đô thị (mục 1 điều 8; mục 4 điều 8; mục 1 điều 20; mục 4 điều 20) quy định chi tiết về "quyền tham gia ý kiến của tổ chức, cá nhân đối với quy hoạch", "trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị", "ý kiến phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt". Mặt khác, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản 128/TTg-CN năm 2006 cũng yêu cầu "lấy ý kiến nhân dân", tuy nhiên, việc ông Nguyễn Lê Minh, đại diện PMU85 cho rằng đã "phối hợp với UBND phường Phú Thượng tổ chức họp dân công khai quy hoạch dự án và tham vấn cộng đồng" hay "tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến đóng góp về phương án kiến trúc và kết cấu của cầu Nhật Tân với sự tham dự của đại diện các cơ quan chức năng"… là không đúng sự thật.

Nhân dân cụm 7C không hề hay biết những việc làm trên đây của Bộ GTVT liên quan thiết kế "đường dẫn hoa thị" và đảo trồng cỏ để lấy đất của dân. Nếu Bộ GTVT khẳng định là có việc làm trên và nhân dân đồng tình ủng hộ thì sao không cung cấp bằng chứng và nếu cần sẵn sàng đối thoại công khai dân chủ với dân để lấy ý kiến lại về việc này?

Chính ông Nguyễn Lê Minh cũng chỉ nói rằng Bộ GTVT đã làm "báo cáo đánh giá tác động môi trường" và "điều tra xã hội học" đối với 13 hộ trong tổ 47.

Điều đó cho thấy, việc làm đường dẫn hoa thị và đảo trồng cỏ tại cụm 7C được Bộ GTVT thông qua vào 12/7/2007 và UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh mở rộng chỉ giới đỏ vào 03/1/2008 bằng quyết định 19/UBND-XDĐT như vậy đã thể hiện là có dấu hiệu trái luật.

Thêm vào đó đường dẫn hoa thị tại cụm 7C chứa đựng nhiều bất hợp lý.

Hàng ngày vào giờ cao điểm tại ngã 3 Lạc Long Quân – Âu Cơ đã thường xuyên xuất hiện tình trạng đoàn xe xếp hàng chờ đèn đỏ kéo dài vài trăm mét; Bộ GTVT cũng thừa nhận "nút giao ngã 3 Lạc Long Quân – Âu Cơ hiện đã quá tải vậy nếu làm thêm đường nhánh hoa thị giao cắt đồng mức với đường đê An Dương Vương – nơi cách ngã 3 Lạc Long Quân – Âu Cơ khoảng 70m thì chỉ càng làm trầm trọng thêm ùn tắc cục bộ tại đây.

Thực chất đảo trồng cỏ ra đời là hệ lụy tai hại của lợi ích nhóm, "nắn cầu quốc gia" để "tránh nhà đại gia" lại được thực hiện bằng văn bản trái luật số: 3453/UBND-XDĐT, ngày 08/08/2006 với nội dung rõ ràng: "điều chỉnh phạm vi chiếm đất của nút giao đê Hữu Hồng (đầu phía nam cầu Nhật Tân) để không cắt vào khu đất … D1, D3 thuộc khu đấu giá quyền sử dụng đất". Tại thời điểm đó đây là những khu đất trống thuộc diện đất công của Phường Phú Thượng, để tránh khu đất của các "đại gia" này, đường dẫn lên cầu mới cắt vào cụm 7C – với 200 hộ dân với khoảng 1000 nhân khẩu đã tồn tại hợp pháp trên mảnh đất của họ. Mặt khác thay vì sử dụng đất công vào mục đích công cộng với chi phí bồi thường không đáng kể mà do lợi ích nhóm đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng nghìn tỉ để đền bù giải tỏa.

Bộ Chính trị ra Nghị Quyết, Chính phủ phải ban hành Nghị định 11 nhằm cắt giảm chi tiêu công. Mục 4 điều 6 Luật Quy hoạch đô thị cũng quy định rõ "sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội"; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản 128/TTg-CN năm 2006 cũng yêu cầu "đầu tư tiết kiệm". Một đường dẫn bất hợp lý kèm theo một đảo trồng cỏ rộng mấy hécta và chi phí đền bù cho hơn 200 hộ dân… khiến số tiền đội thêm đến vài ngàn tỷ VNĐ là trách nhiệm của ai? Lãnh đạo Bộ GTVT chắc chắn cũng từng đến thăm các nước phát triển, thử hỏi có nước nào sử dụng đất đô thị làm đảo cỏ một cách hoành tráng và lãng phí như ta không?

Ảnh chụp nhà ông Bình, số 85, diện tích 53m2, 5 tầng, diện tích xây dựng hơn 300m2, ngõ rộng 3m. Giá đền bù theo thông báo 270/TB-UBND ngày 12/8/2011 là 801 triệu VNĐ.

Về giá đền bù: Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, trên thực tế, người dân không được ai cho không mảnh đất đó, cũng không phải đất lấn chiếm mà phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt, công sức cống hiến cả đời người do đó cần phải được tôn trọng và bảo vệ theo pháp luật. Theo quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nghị định 69/NĐ-CP của Chính phủ thì giá đất đền bù cho dân phải sát giá thị trường, nếu khung giá đất của thành phố không phù hợp thì phải điều chỉnh, đảm bảo đền bù cho dân ít nhất bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhưng nhìn vào thực tế mà thành phố Hà Nội đang yêu cầu dân bàn giao mặt bằng với giá 15 triệu VNĐ/m2, tức chỉ bằng 10% giá đất giao dịch trên thị trường hiện.

Đền bù bất công, bằng chứng là cách đây 2 năm, đất ở khu vực nhỏ lẻ, xen kẹt để xây dựng nhà phường Phú Thượng giá đất từ 50 đến 72 triệu đồng/1m2.
Trong khi dân còn bất bình về nhiều hành vi trái luật và xử ép của cơ quan chức năng như vậy mà không cơ quan nào đủ thẩm quyền giải quyết đứng ra tổ chức đối thoại với dân một cách dân chủ, công khai, tiếp thu ý kiến của nhân dân để có điều chỉnh cho phù hợp. Bản thân, thành phố Hà Nội cũng chưa một lần trả lời đơn thư khiếu nại của dân hoặc giải quyết thỏa đáng những bức xúc của dân buộc dân phải gửi đơn lên cấp hành chính cao hơn.

Việc phát sinh chi phí, làm chậm tiến độ cầu không phải do lỗi của dân vì dân không đủ thẩm quyền và không có khả năng để làm quy hoạch trái luật. Đây là vấn đề hệ trọng, liên quan quyền lợi sát sườn của nhân dân, sự ổn định xã hội và lòng tin của nhân dân. Điều cuối cùng nhân dân 3 tổ dân phố 47B,47C,47D cụm 7C, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội chúng tôi mong mỏi được Lãnh đạo thành phố Hà Nội và Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân để tạo sự đồng thuận.


Nhân dân 3 tổ dân phố 47B,47C,47D cụm 7C, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội


Tĩnh Phan ghi

Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Thanh Hoa Noi niem cua dan van chai Thieu Vu

GiadinhNet - Được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền sở tại, 35 hộ dân vạn chài ở xã Thiệu Vũ (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã lên bờ định cư tại xóm Mới của xã.
Thanh Hóa:
Nỗi niềm của dân vạn chài Thiệu Vũ

Được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền sở tại, 35 hộ dân vạn chài ở xã Thiệu Vũ (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã lên bờ định cư tại xóm Mới của xã. Thế nhưng 3 năm qua, cuộc sống của các hộ dân này vẫn còn nhiều khó khăn bởi nghề nghiệp chưa ổn định...

Đã lên bờ định cư nhưng một số hộ vẫn phải quay lại nghề chài lưới. Ảnh: Hoàng Văn

Có nhà, thiếu nghề
Xã Thiệu Vũ có 153 hộ với 620 khẩu, trong đó có nhiều hộ dân sinh sống bằng nghề chài lưới trên sông Chu, sông Cầu Chày... Năm 2008, thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xã Thiệu Vũ cùng với Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Tỉnh và UBND huyện Thiệu Hóa đã xây 35 ngôi nhà để 35 hộ dân vạn chài của xã lên sinh sống. Có nhà kiên cố trú mưa nắng, ai ai cũng vui mừng, tin vào một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp. Tuy nhiên khi lên bờ cũng là lúc 35 hộ dân phải đối mặt với cuộc mưu sinh hằng ngày, trong khi đó họ chưa quen với tập quán làm ăn trên cạn.
Là một trong những hộ được cấp nhà định cư, ông Nguyễn Văn Nhan (54 tuổi) cho biết, sau khi lên bờ ông lại quay về với sông Chu để kiếm con tôm, con cá, chở người dân qua sông để có thu nhập cho gia đình. Ông Nhan tâm sự: "Được các cấp chính quyền cấp nhà nhưng chúng tôi chưa có đất đai canh tác, không nghề nghiệp trong tay nên người già, trẻ nhỏ lại phải kiếm sống bằng nghề chài lưới, còn thanh niên trai tráng thì đi làm ăn xa. Mấy cháu lớn nhà tôi đã theo nhóm bạn vào Nam đi làm, còn cháu út đang học lớp 7... Cuộc sống vất vả lắm, tiền ăn, tiền đóng góp chẳng biết lấy ở đâu, tôi lại phải ra ngoài sông kiếm con cá, chở chuyến đò kiếm ngày vài chục nghìn lo cuộc sống...".
Vào tới xóm Mới, trong 4 dãy nhà của 35 hộ thì có đến hơn chục ngôi nhà đóng cửa im ỉm, trở thành nơi phơi rơm hay cho cỏ dại mọc. Anh Nguyễn Văn Tuấn (một trong 35 hộ dân vạn chài) cho biết, sau khi nhận nhà anh cùng vợ vào Nam làm thuê, tích góp được ít vốn nên quay về xây công trình phụ. "Vợ chông tôi vào nam làm được gần 3 năm nay, tích góp được ít vốn đang xây bể nước, xây song là hết sạch vốn, giờ không biết lấy gì cho hai con ăn học nữa. Đất canh tác không có, nghề nghiệp cũng không, vợ chông tôi tính xây song lại đóng cửa, gửi con rồi đi làm tiếp" - Anh Tuấn bộc bạch.

Sau 4 năm vào Nam, anh Nguyễn Văn Tuấn về quê xây công trình phụ, xây xong có thể anh lại đi...

Người dân vẫn khó khăn
Lên bờ sinh sống nhưng không có nghề nghiệp, đất canh tác nên nhiều hộ phải đi thuê đất, năm nào được mùa thì còn "tàm tạm", gặp năm mất mùa thì "đói dài".
Gia đình chị Nguyễn Thị Hợp thuê được 2 sào ruộng với giá 140kg lúa/sào/năm. Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên gia đình chị khá khó khăn. Chị Hợp cho biết: "Nhà tôi thuê ruộng với giá cao nhưng năm nay mất mùa nên trả sản cho họ rồi cũng chẳng còn là bao, nghĩ mà cực quá".

Con đường dẫn vào xóm Mới.

Tuy nhiên, thông tin từ phía UBND xã Thiệu Vũ cho biết, mỗi năm 35 hộ dân trên vẫn được cấp gạo vào dịp tết nguyên đán hay vào lúc giáp hạt với số lương 15kg/khẩu. Bên cạnh đó xã đã mở 3 lớp dạy nghề mây, thêu ren cho các hộ nhằm mục đích tạo việc làm tăng nguồn thu nhập. Nhưng do tay nghề còn thấp, sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu, đầu ra lại không ổn định nên thu nhập khá thấp, khiến họ không thiết tha, đến nay chỉ còn số ít hộ theo được nghề. Trong thời gian tới xã sẽ phối hợp với huyện tạo điều kiện giúp các hộ dân có điều kiện để phát triển kinh tế.
Đưa dân vạn chài lên bờ là một chủ trương đúng đắn và nhân văn, nhưng thiết nghĩ việc đào tạo nghề, cấp đất sản xuất cho họ cũng vô cùng quan trọng. Lên bờ và sống được một cách đàng hoàng trên bờ hẳn là ước vọng của bà con vạn chài. Hy vọng 35 hộ dân ở Thiệu Vũ sẽ sớm tìm được cuộc sống ổn định, sung túc trong năm Nhâm Thìn này.
Hoàng Văn

Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Giai phap quan ly nguy co lu lut cua WB

Giải pháp này vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong cuốn cẩm nang dày 300 trang mang tên "Thành phố và ngập lụt: Hướng dẫn về Quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tổng hợp cho thế kỷ 21" .

Giai phap quan ly nguy co lu lut cua WB

Cũng theo cuốn cẩm nang, điều quan trọng nhất là phải tạo được sự cân bằng hợp lý trong quy hoạch bởi nhiều trường hợp thiên tai đã vượt qua công suất của những thiết kế kỹ thuật, hoặc đôi khi các thiết kế đó giúp giảm rủi ro ở khu vực này nhưng lại chuyển nguy cơ lũ lụt và làm tăng rủi ro cho khu vực khác.

WB khuyến cáo, những biện pháp nêu trên cần phải được đánh giá không chỉ riêng về mặt kinh tế mà còn kết hợp cả những vấn đề rộng hơn như mức độ ảnh hưởng đối với người dân, công bằng, suy thoái môi trường, đa dạng sinh học, và các nguồn kinh phí.

Đặc biệt, cần liên kết quản lý nguy cơ lũ lụt đô thị với xóa đói giảm nghèo và các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề cụ thể trong quy hoạch và quản lý đô thị như cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng, và các dịch vụ cơ bản khác.

Không chỉ đưa ra các ví dụ cụ thể về phương án chống ngập ở Thái Lan, Philippin, Trung Quốc…, cuốn cẩm nang còn đề cập tới nguy cơ, phương pháp quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tại Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh.

Dư kiến trong thời gian tới, cuốn cẩm nang sẽ được dịch sang tiếng Việt và nhiều thứ tiếng trong khu vực nhằm phục vụ cho việc tham khảo về mô hình, giải pháp quản lý nguy cơ lũ lụt.


Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Trang tri phong ban dam chat Valentine

Valentine này, hãy tạo cho nửa kia của bạn một sự bất ngờ, lãng mạn và vô cùng đáng yêu cho không gian chung của hai người.
Ngôi nhà thường ngày là một thế giới rất quen thuộc của các gia đình với những không gian sinh hoạt thường nhật và rất hiếm khi có sự thay đổi theo phong cách lãng mạn, nhẹ nhàng như kỷ niệm ngày cưới hoặc Valentine. Mỗi người có một cách thể hiện riêng phụ thuộc vào quỹ thời gian và khả năng sáng tạo cũng như sở thích đặc biệt nào đó.

Ngày lễ tình nhân không chỉ là dịp dành riêng cho những đôi lứa yêu nhau mà đây cũng là khoảng thời gian cho các cặp vợ chồng trong gia đình hâm nóng tình yêu theo cách của riêng mình, đặc biệt là vợ chồng trẻ thể hiện tình yêu nồng cháy. Để có được một Valentine's day hoàn hảo, bạn cần chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất từ việc chọn từng bông hoa cắm trong nhà đến trang trí ô cửa sổ hay thổi hồn vào khoảng tường trống.

Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra những gợi ý trang trí nhà trong dịp lễ tình yêu để mọi không gian ngập tràn trong tình yêu nồng cháy, lãng mạn và thật sự tuyệt vời.

Cánh cửa chào đón tình yêu

Kết một vòng hoa trái tim bằng những bông hồng đỏ thắm thay lời muốn nói sẽ khiến "nửa kia" của bạn bất ngờ và chắc chắn sẽ rất hạnh phúc. Đây sẽ là không gian dẫn dắt cho những thú vị về sau ẩn giấu bên trong không gian sống của hai người.


Khung cửa sổ mộng mơ

Thổi hồn vào khung cửa sổ bằng việc kết vòng hoa trái tim bằng giấy do chính tay bạn làm dành tặng người thương cũng được coi là món quà vô cùng ý nghĩa trong ngày lễ tình nhân. Việc trang trí này không nhất thiết phải dùng đến phụ kiện cầu kỳ mà chỉ cần sự sáng tạo nho nhỏ cũng giúp căn phòng nhà bạn trông đẹp, tràn ngập tình yêu và hấp dẫn hơn.


Những khung ảnh đầy sáng tạo

Thiết kế một khung ảnh nhưng gắn vào đó là những hình trái tim nhiều màu sắc cùng những lời nhắn nhủ yêu thương sẽ khiến bất cứ nơi đâu trong ngôi nhà bạn cũng lấp lánh vị ngọt của tình yêu. Những khung ảnh này có thể lưu giữ cả năm, vì vậy, đây sẽ là cách thể hiện tình yêu ngọt ngào của bạn dành cho nửa kia của mình.


Cây tình yêu nở hoa

Một chậu cây rất đặc biệt bởi không có màu xanh của lá mà được thể hiện bằng những bông hoa hồng đỏ thắm thắt nơ duyên dáng đặt cạnh cửa sổ, bàn khách, hay bất cứ góc nào trong nhà cũng khiến không gian nổi bật và vô cùng lãng mạn. Để tạo nên sự tương phản ấn tượng bạn nhớ hãy chọn chậu cây màu trắng làm nền thay vì những gam màu khác.


Thắp sáng tình yêu bằng nến

Ánh sáng huyền ảo của ngọn nến khiến không gian ngọt ngào hơn. Tuy rất đơn giản, nhưng đó là thứ thiết yếu sẽ góp phần không nhỏ tạo ra sự đặc biệt cho bữa tiệc tối hoặc góc riêng tư cho hai người. Sự ấm áp, dịu dàng tỏa ra từ những cây nến màu khi kết hợp với cánh hoa mềm mại mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng, ấm cúng.


Theo www.baomoi.com